Chùa Văn Hòa, tên chữ là Phổ Chiếu tự, tọa lạc trên diện tích rộng khoảng 4.000m2, tại thôn Văn Hòa, xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Trước năm 1945 là xã Văn Hòa, tổng Văn Hòa, phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An. Trước năm 1813 là xã Văn Lan, tổng Văn Lan, huyện An Lão, phu Kinh Môn, trấn Hải Dương. Sau kiêng húy, triều Nguyễn đổi thành Văn Hòa.
![]()
Các tư liệu lịch sử cho biết, Phổ Chiếu tự được xây dựng từ thời Lê sơ. Đến thời Mạc (thế kỷ XVI), vào đời vua Mạc Mậu Hợp, niên hiệu Diên Thành (1578-1585), chùa Văn Hoà đã được các thân vương triều Mạc đó góp công của trùng tu nên trở thành một ngôi chùa lớn đủ tam quan, gác chuông, Phật điện, nhà tăng, nhà khách, nội ngoại tự. Vào các đời vua Lê Kính Tông, niên hiệu Hoằng Định (1600-1619), Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1729), Minh Mạng sơ niên (1820), Thành Thái sơ niên (1889), chùa Văn Hoà được trùng tu, sửa chữa. Đặc biệt, Thái hoàng Thái hậu nhà Mạc Vũ Thị Ngọc Toàn đã cung tiến tiền tu bổ chùa Phổ Chiếu.
Hiện vật
Hiện nay, chùa còn một tấm bia ghi: Thái Hoàng Thái Hậu thời nhà Mạc đem sản vật tới xây dựng nhà chùa và trên mẫu ruộng lưu lại để người quản lý lửa hương. Năm 1989, chùa Văn Hoà tiếp tục được trùng tu.
Các di vật hiện còn đôi câu đối, cho biết chùa Văn Hoà thuộc chốn tổ Đông Khê. Chùa hiện còn lưu giữ đư nhiều di vật cổ quý như tượng A-di-đà, Đức Ông, Ngọc Hoàng thượng đế, Quán Âm, các tấm bia ký mang pho cách nghệ thuật thời Mạc, thời Hậu Lê cũng như thời Nguyễn sau này.
Tượng A-di-đà có kích thước lớn hơn hẳn so với các pho tượng khác trên Phật điện, cao 1,42m, tọa thiền trên đài sen cao 21cm. Tượng mặc áo cà sa với những nếp gấp rất đều nhau ở hai bên thân, hai bên cánh tay và hai bị chân, giữa ngực áo lộ rõ dải bông cúc mãn khai.
Tượng Quán Âm đứng trên đài sen, cao 1,4m. Bên cạnh bộ tượng Tam Thế, A-di-đà, Quán Âm. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ được hệ thống tượng pháp khác như tương Ngọc Hoàng ngự trên ngai rồng trong trang phục hoàng đế, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu trong tư thế thiết triều, tòa Cửu Long và Thích Ca Sơ Sinh, tượng Quán Âm Tống Tử. Bên cạnh đó, chùa Văn Hoà còn bảo tồn được hai pho tượng bằng đá xanh, chế tác từ khối đá theo lối tượng tròn với những đường nét tinh xảo. Theo nhận định của giới nghiên cứu mỹ thuật cổ, hai pho tượng đá này mang phong cách nghệ thuật thời Mạc, thế kỷ XVI.
Lịch sử
Các tư liệu lịch sử cho biết, Phổ Chiếu tự được xây dựng từ thời Lê sơ. Đến thời Mạc (thế kỷ XVI), vào đời vua Mạc Mậu Hợp, niên hiệu Diên Thành (1578-1585) chùa Văn Hoà đã được các thân vương triều Mạc đóng góp công của trùng tu nên trở thành một ngôi chùa lớn có đủ tam quan, gác chuông, Phật điện, nhà tăng, nhà khách nội ngoại tự.
![]()
Vào các đời vua Lê Kính Tông, niên hiệu Hoằng Định (1600-1619), Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1729), Minh Mạng sơ niên (1820), Thành Thái sơ niên (1889), chùa Văn Hoà được trùng tu, sửa chữa. Đặc biệt, Thái hoàng Thái hậu nhà Mạc Vũ Thị Ngọ Toàn đã cung tiến tiền tu bổ chùa Phổ Chiếu. Hiện nay chùa còn một tấm bia ghi: Thái Hoàng Thái Hậu thờ nhà Mạc đem sản vật tới xây dựng nhà chùa và trên 2 mẫu ruộng lưu lại để người quản lý lửa hương. Năm 1989, chùa Văn Hoà tiếp tục được trùng tu.
Tục truyền, Hòa thượng Lê Thiện trụ trì chùa Đông Khê đã đưa môn đệ của Ngài ở chốn tổ Đông Khê về tru trì tại chùa Văn Hòa. Phía bên phải vườn chùa có khu mộ tháp – nơi đặt xá lị của các sư tổ trụ trì là Mahasa môn Thích Đăng Đăng (thế danh Tự Hài), Tỳ kheo Tu Tính Tịnh, Thích Lãng Lãng, tự Phổ Giới, Thích Tịch Tín, Thích Đường Đường…
Năm 1997 đến năm 2002 đã xây dựng nhà Tổ, nhi tăng, nhà khách. Năm 2013, chùa đang xây dựng nhà tứ ân – nơi đặt ban thờ Đức Địa Tạng và ban thờ vong. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chùa Văn Hoà đã bị tàn phá hết sức nặng nề. Ngôi chùa đã trở thành cơ sở nuôi giấu, bảo vệ cán bọ. du kích. Thực dân Pháp đã nhiều lần đưa quân đến chùa tàn phá gác chuông, đốt trụi vườn chùa, đập nát nhiều bia đá. Trên quả chuông đồng đúc năm Minh Mạng sơ niên (1820) còn lưu một vết đạn của quân Pháp xuyên thủng thân chuông.
Năm 1996, chùa Văn Hòa đã được Bộ Văn hóa – thông tin xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn Hóa cấp Quốc gia.